fbpx

“Thủ phạm” khiến bệnh viêm xoang thêm trầm trọng

Theo các chuyên gia y tế, một trong những yếu tố làm cho tình trạng viêm xoang trở nên tồi tệ hơn là chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Vậy, đối với người bị chứng trào ngược thì cần điều trị bệnh viêm xoang như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Ảnh hưởng của chứng trào ngược tới bệnh viêm xoang

Từ khi bị chứng trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh viêm xoang của anh Thành (Phủ Lý, Hà Nam) ngày càng nặng hơn với các đợt viêm cấp tính liên tục xảy ra. Anh Thành cho biết “Lúc ngủ hay khi nằm nghỉ ngơi, chất dịch từ dạ dày thường trào ngược và xâm nhập vào khoang mũi khiến tôi vô cùng khó chịu. Bệnh kéo dài trong một thời gian dài khiến xoang mũi của tôi ngày càng viêm nặng hơn.”

Theo các bác sỹ chuyên khoa, về mặt khoa học, giữa hệ thống tiêu hóa và xoang mũi không có đường phân chia, chúng có liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một dòng di chuyển từ mũi xuống dạ dày và ngược lại. Vì vậy, đối với những bệnh nhân mắc một lúc cả viêm xoang và trào ngược dạ dày – thực quản, khi ở tư thế nằm, chứng trào ngược dạ dày – thực quản có thể khiến một số chất như axit, pepsine, dịch mật và một phần thức ăn đang được tiêu hóa bị đẩy lên khoang mũi.

Những chất này kích thích niêm mạc mũi và gây nên tình trạng viêm sưng ở xoang hoặc làm tình trạng viêm đã có từ trước thêm tệ hơn. Người bệnh  lúc này có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm do viêm xoang gây ra  như, thủng màng nhĩ, viêm tấy ổ mắt, viêm túi lệ, áp xe mắt, viêm dây thần kinh thị giác, thậm chí tử vong nếu không điều trị bệnh viêm xoang kịp thời.

Điều trị bệnh viêm xoang kết hợp hạn chế chứng trào ngược

Thay vì điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc dùng biện pháp phẫu thuật mổ lật để loại mủ tại các hốc xoang ra ngoài trong Y học hiện đại, Y học cổ truyền có các bài thuốc Nam điều trị bệnh viêm xoang an toàn và hiệu quả dựa trên cơ chế “bài nùng sinh cơ”, tiêu viêm, chỉ thống, kháng khuẩn, bổ tỳ vị. Cơ chế này sẽ giúp đùn hết dịch mủ, máu độc, vi khuẩn gây bệnh ra ngoài, làm sạch xoang và nhanh chóng hình thành lớp niêm mạc mới.

Bai-thuoc-nam-chua-viem-xoang-2

Tân di – hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang, ngăn ngừa tái phát

 Khi kết hợp các bài thuốc này với bài thuốc gia truyền chứa các thành phần thảo dược như Tân di, Bạch chỉ, Cảo bản, Phong phong, Tế tân, Xuyên khung… sẽ có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính và ngăn ngừa bệnh tái phát.

>>> Bệnh viêm mũi dị ứng

>>> Viêm xoang mãn tính

Tuy nhiên, do cơ chế “bài nùng sinh cơ” của thuốc Nam nên khi dùng thuốc từ 5-7 ngày đầu, người bệnh thường thấy dịch mủ ra nhiều, các triệu chứng khác cũng tăng nặng hơn. Nghĩ bệnh không khỏi mà còn nặng hơn, nhiều người bệnh lo lắng và ngưng dùng thuốc. Nhưng thực chất, đây là lúc thuốc Nam phát huy tác dụng rõ rệt nhất. Sau thời gian này, bệnh sẽ đỡ dần và khỏi hẳn. Vì vậy, điều trị viêm xoang bằng thuốc Nam đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì nhất định.

>>> Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán nam Dược

Đối với người bị trào ngược dạ dày – thực quản, việc  phòng tránh và điều trị bệnh viêm xoang sẽ hiệu quả hơn khi người bệnh có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể, người bệnh cần tránh bị béo phì, chỉ nên nằm nghỉ sau ăn khoảng 3 tiếng, không gối đầu quá thấp dưới 15cm (gối đầu cao khoảng 15-20cm), không sử dụng các loại thuốc kích thích dạ dày, không nên ăn quá no hoặc ăn quá muộn và  không nên ăn các loại thức ăn có tính kích thích chứng ợ nóng hay trào ngược axit như đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, các chất kích thích như cà phê, bia, rượu….

 Sỹ Long

 

1800 64 68 45