fbpx

Viêm mũi dị ứng – cải thiện lúc giao mùa

Viêm mũi dị ứng là bệnh không chỉ gây phiền toái, khó chịu cho người bị bệnh mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh hen suyễn, polyp xoang, polyp mũi và đặc biệt là bệnh viêm xoang. Viêm mũi dị ứng thường phát triển mạnh mẽ nhất vào thời điểm giao mùa.

Bệnh viêm mũi dị ứng và những hệ lụy

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, phấn hoa, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm…Tuy bệnh không đe doạ tính mạng, nhưng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong suốt một thời gian kéo dài.

Viêm mũi dị ứng xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc mũi, họng, xoang… gây viêm, kích thích và làm tổn thương niêm mạc người bệnh gây hắt hơi đột ngột, liên tục và kéo dài; kèm theo đó là ngứa mũi, mắt, họng; chảy nước mũi, tắc ngạt mũi, nhức đầu và mệt mỏi…

Thống kê của Bộ y tế cho thấy các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng gây phiền toái cho 93% số bệnh nhân vào ban ngày và 47% bệnh nhân vào ban đêm.

phiền toái vì viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng gây phiền toái cho người bệnh

Nguy hiểm hơn, có tới 30% người viêm mũi dị ứng sẽ bị hen suyễn, gây khó khăn cho việc kiểm soát hen suyễn hoặc làm bệnh hen suyễn thêm trầm trọng. Trường hợp viêm mũi mãn tính kéo dài có thể làm giảm hoặc mất khả năng khứu giác tạm thời, gây phù nề niêm mạc họng, thanh quản hoặc viêm amidan quá phát, gây bệnh viêm xoang dị ứng, viêm mũi xoang nhiễm trùng, polyp mũi, polyp xoang…

Ứng phó với viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Thời điểm giao mùa từ thu sang đông là thời điểm thời tiết thay đổi liên tục về nhiệt độ, độ ẩm khiến cơ thể dễ bị tác động, đặc biệt  là niêm mạc mũi dễ bị khô và nứt nẻ. Hơn nữa, thời tiết còn làm xuất hiện thêm nhiều dị nguyên gây dị ứng như bụi, khói, phấn hoa… Đây chính là những nguyên nhân khiến số lượng người bị mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm mũi dị ứng tăng cao hơn khi giao mùa.

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng và hạn chế bệnh tiến triển nghiêm trọng khi thời tiết giao mùa thì việc giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi là điều vô cùng cần thiết.

Lamamcothe

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa tránh viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng cần đeo khẩu trang khi ra đường, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các dị nguyên trong hốc mũi. Ngoài ra, nên tập thể dục thường xuyên để giúp cơ thể trao đổi chất, loại bỏ các độc tố, tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng bệnh khi giao mùa và bổ sung axit folic, các chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống dị ứng thông qua các thực phẩm như bánh mỳ, đậu, hạt hướng dương, quả bơ, cá hồi, táo, cà rốt… lau dọn nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ các dị nguyên gây bệnh như bụi, nấm mốc…, không nuôi chó mèo để hạn chế yếu tố gây bệnh.

Khi đã bị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần được điều trị tích cực và kịp thời nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra. Việc điều trị viêm mũi dị ứng có thể phải kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Vì vậy, để an toàn và mang lại hiệu quả cao trong điều trị, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc được bào chế từ các loại thảo dược và kết hợp “trong uống ngoài xịt”, nghĩa là, vừa dùng thuốc uống, vừa dùng thuốc xịt thảo dược sẽ có sự tương tác, hỗ trợ trong điều trị tốt hơn.

>>> Tham khảo: Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược

Thanh Tuyền

 

1800 64 68 45