Cẩn trọng khi dùng thuốc xịt mũi
Thuốc xịt chống ngạt mũi có tác dụng nhanh, hiệu quả điều trị cao và cách sử dụng tiện lợi nên ngày càng có nhiều người bệnh viêm xoang sử dụng. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn trọng khi dùng và tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc này để tránh các tác hại khôn lường có thể xảy ra.
Tai hại khi lạm dụng thuốc xịt mũi
Chứng ngạt mũi xảy ra khi người bệnh bị viêm giãn mạch máu gây phù nề, tiết nhiều dịch và sung huyết ở mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh….
>>> Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm xoang
>>> Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng
Các loại thuốc xịt mũi có chứa các thành phần như Naphazolin, Oxymetazolin, Ephedrin, Phenylephrine,… có tác dụng cường giao cảm thần kinh, kích thích hệ vận mạch tại chỗ của mũi, làm co mạch mũi, giảm sung huyết tạm thời tại niêm mạc mũi, nhờ thế ngay sau khi xịt, người bệnh sẽ cảm thấy đường thở thông thoáng hơn. Tuy nhiên, không lâu sau đó ngạt mũi sẽ quay trở lại ở mức độ nhất định.
Mặt khác, nếu sử dụng liên tục và kéo dài, người bệnh có thể bị sung huyết và viêm mạn tính niêm mạc mũi do phản ứng “dội ngược” của thuốc. Tai hại hơn, khi mạch máu ở mũi co lại quá nhiều và quá lâu sẽ gây khô mũi, teo và làm mất chức năng của niêm mạc mũi. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng các lại thuốc này không quá 5 ngày và chỉ sử dụng từ 1-3 lần/ ngày.
Hơn nữa, thuốc xịt mũi có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm nên có thể làm tăng huyết áp, gây đột quỵ não, tăng nhịp tim…. Vì vậy, những bệnh nhân cần hạn chế hoạt tính giao cảm như người bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, suy mạch vành… nên hạn chế và cẩn trọng khi sử dụng các thuốc này.
Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, tác dụng gây co mạch của thuốc có thể gây co mạch toàn thân, co mạch ở tim, gan, thận … dẫn đến tai biến nguy hiểm cần cấp cứu như tím tái, vã mồ hôi.. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng thuốc xịt mũi có chứa các dược chất như trên với trẻ dưới 8 tuổi.
Không nên lạm dụng thuốc xịt co mạch tác dụng mạnh để tránh các tác hại tới sức khỏe
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu sử dụng các loại thuốc xịt có chứa các hoạt chất như Phenylephrine, Phenylpropanolamin sẽ khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tim, các bệnh liên quan đến thính giác và dạ dày cao gấp 8 lần.
An toàn hơn với thuốc xịt mũi thảo dược
Theo Y học cổ truyền, Hoa Ngũ Sắc được coi là vị thuốc quý có tác dụng trị nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang hiệu quả. Y học hiện đại nêu rõ, toàn thân cây Hoa Ngũ Sắc có chứa khoảng 0.16% tinh dầu đặc với các chất như Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen…nên có tác dụng rõ rệt trong việc chống viêm, diệt khuẩn, chống phù nề và dị ứng tại niêm mạc mũi.
Với tác dụng co mạch tại chỗ ở mức độ nhẹ, ít gây kích thích thần kinh giao cảm nên thảo dược này sẽ làm thông thoáng đường thở, tăng đào thải dịch mủ, từ đó, làm giảm nhanh các hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, điếc mũi…
Để gia tăng khả năng tác dụng nhanh, lâu dài, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi dạng phun sương. Dạng xịt phun sương giúp các phân tử thuốc dễ dàng xâm nhập vào khoang mũi nên có thể phân tán đều và bám dính tốt hơn lên niêm mạc mũi. Theo khuyến cáo: Trước khi xịt thuốc, người bệnh nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc hỉ sạch mũi để thuốc bám dính vào niêm mạc tốt hơn, từ đó mũi cũng sẽ thông thoáng lâu bền hơn.
Thanh Tuyền
>>> Tham khảo: Thuốc xịt thảo dược Thông Xoang Nam Dược