“Thổi bay” viêm mũi dị ứng
Mùa xuân ẩn chứa rất nhiều tác nhân khiến bệnh viêm mũi dị ứng bùng phát và tái đi tái lại liên miên. Để không tiếp tục phải “hứng chịu” những triệu chứng khó chịu này , người bệnh cần có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng
“Nỗi khổ” của người bệnh viêm mũi dị ứng khi xuân về
Tuy thời tiết ấm áp hơn mùa đông nhưng mùa xuân vẫn có những đợt không khí lạnh xen kẽ làm cho nhiệt độ lên xuống bất thường. Hơn nữa, độ ẩm không khí tăng cao hơn trong mùa xuân do mua phùn là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Bên cạnh đó, mùa xuân cũng là mùa hoa nở, kéo theo đó là những loài động vật như ong, bướm… bay đi tìm mật. Vì vậy, trong không khí có rất nhiều phấn hoa và bụi mạt côn trùng.
Đó chính là những tác nhân hàng đầu làm cho bệnh viêm mũi dị ứng tái phát liên tục với mức độ nghiêm trọng hơn. Khi gặp phải những tác nhân này, niêm mạc mũi của người bệnh sẽ bị kích thích dữ dội gây chảy nước mũi, ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau đầu, ù tai, mất khứu giác, sưng mặt…dai dẳng và kéo dài.
Các triệu chứng này xảy ra liên tục không chỉ làm người bệnh khó thở, khó chịu gây mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây trở ngại nghiêm trọng trong công việc, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Nguy hiểm hơn, nếu bệnh kéo dài có thể dẫn tới ngạt mũi kinh niên, rối loạn sự thông khí, làm tắc các lỗ thông xoang gây ứ lại dịch trong các xoang và hậu quả là bị bệnh viêm mũi hoặc polyp mũi xoang.
Đối phó hiệu quả với bệnh viêm mũi dị ứng mùa xuân
Viêm mũi dị ứng dễ dàng xuất hiện và tái phát khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng). Do đó, biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố này.
Chiết xuất từ các thảo dược như Hoa Ngũ Sắc, Tân Di…rất hữu hiệu để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng
Vào mùa xuân, người bệnh cần chú ý giữa ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mặt và hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc… bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế đến các vườn hoa, giữa nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ ga trải giường, chăn màn, áo gối…
Ngoài ra, người bệnh cũng nên nâng cao sức đề kháng tự nhiên nhằm giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng cách duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
Khi đã bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi thảo dược được chiết xuất từ cây Hoa Ngũ Sắc, Thương Nhĩ Tử, Tân Di … để giảm nhanh hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…
Theo đó, vị thuốc Ngũ Sắc với công dụng chống viêm, chống phù nề kết hợp với Thương Nhĩ Tử và Tân Di có tác dụng co mạch nhẹ, giảm tiết dịch mũi…sẽ giúp niêm mạc mũi giảm sưng viêm và giảm kích ứng, tăng đào thải dịch mủ, từ đó, làm thông thoáng mũi xoang.
Đặc biệt, khi điều trị kết hợp loại thuốc xịt này với các loại thuốc uống thảo dược cùng loại sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và tránh tái phát bệnh viêm mũi dị ứng rất tốt.
>>> Tham khảo: Thuốc xịt thảo dược Thông Xoang Nam Dược
thongxoangtan.vn