Điều trị viêm mũi dị ứng
Cách điều trị viêm mũi dị ứng là từ khóa được tìm kiếm ngày càng nhiều, từ những người gặp vấn đề về mũi, xoang. Như: sổ mũi liên tục, nghẹt mũi, đau nhức hốc mũi,.. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng cần phải theo dõi và đi khám để xác định mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại. Tuyệt đối đừng chủ quan, vì nếu không điều trị sớm bệnh sẽ thành viêm xoang mạn tính hoặc có biến chứng, và việc điều trị bệnh viêm xoang sẽ phức tạp hơn đó.
Cùng tìm hiểu bài viết sau để biết nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng và các triệu chứng đi kèm của nó là gì, hướng điều trị ra sao bạn nhé.
Khái niệm về cách điều trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có tên khoa học là Allergic Rhinitis. Khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu, thì mũi sẽ bị ảnh hưởng. Các tác nhân gây kích ứng mũi sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, ngứa, chảy nước mũi và tăng áp lực xoang.
Hiện nay, theo như các chuyên gia y khoa hàng đầu thế giới, bệnh viêm mũi dị ứng có 2 loại phổ biến:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Nó sẽ có những dấu hiệu bệnh bên trên vào các khoảng thời gian của một mùa trong năm không cố định. Hầu hết, mùa xuân với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam ta, kết hợp với bụi phấn hoa, sẽ khiến mũi của bạn gặp phải vấn đề này.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Với môi trường ô nhiễm, mật độ không khí luôn ở mức báo động như hiện nay. Không khó hiểu khi các tác nhân vi khuẩn gây bệnh cho mũi tái phát vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng và nguyên nhân
Muốn điều trị được dứt điểm căn bệnh này, bạn cần phải biết được nguyên nhân của nó là gì. Có 3 yếu tố chính gây nên bệnh viêm mũi dị ứng
- Di truyền: Khi bố mẹ bạn là người bị các vấn đề về đường hô hấp, bạn sẽ có 30% khả năng mắc bệnh về mũi này. Thêm nữa, những người vẹo vách ngăn, cấu tạo mũi và hệ thống xoang khác thường, sức đề kháng yếu, việc mắc viêm mũi dị ứng là điều khó tránh khỏi.
- Môi trường: Các bạn biết rồi đấy, khí hậu ở nước ta không năm nào giống năm nào, luôn rơi vào tình trạng báo động đỏ, với sự ảnh hưởng của thay đổi thời tiết, khói bụi từ ngoài đường,.. Bên cạnh đó, là việc hít phải khói thuốc lá độc hại hay phấn hoa, lông động vật,.. Những việc này đều dẫn tới tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng.
- Dị ứng hóa chất: Khi cơ thể bạn sức đề kháng kém, sẽ gặp nhiều bệnh lặt vặt và phải dùng tới thuốc kháng sinh. Về lâu dài, bạn có khả năng dị ứng với các thành phần hóa học bên trong các loại thuốc đó. Hay khi bạn là người ăn phải những đồ hải sản như cua, cá, tôm bị dị ứng. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Triệu chứng của bệnh này nhiều người lầm tưởng tới bệnh hen suyễn.
Nhưng sự thật không phải như vậy, viêm mũi dị ứng có dấu hiệu không chỉ ở mũi mà còn xuất hiện trên mắt. Ngoài triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi, mắt sẽ chảy nước mắt, ngứa, đôi khi còn bị đỏ mắt.
Thêm nữa, ngoài dấu hiệu ở mũi như nghẹt mũi, sổ mũi liên tục, đau nhức hốc mũi. Người bị viêm mũi dị ứng có thể bị viêm họng, ngứa tai, ù tai. Bởi vì hệ thống thần kinh của tai mũi họng liên kết với nhau.
Đặc biệt, căn bệnh này xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Khi gặp phải bệnh này, sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ. Ảnh hưởng đến công việc, học tập, giải trí của bạn hàng ngày.
Phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng
Để phòng ngừa căn bệnh phiền toái này bạn nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Tránh xa những thức ăn khiến bạn bị ứng như hải sản. Mặc đủ quần áo thật ấm vào những ngày thời tiết lạnh.
Tránh xa những tác nhân gây hại như: bụi phấn hoa, khói bụi ngoài đường, lông động vật,.. Thường xuyên tập luyện thể thao, để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, nhất là hệ thống hô hấp. Dưới đây là một số biện pháp chi tiết bạn nên lưu tâm:
- Khi ra khỏi nhà luôn luôn phải có một chiếc khẩu trang đi cùng.
- Vệ sinh không gian sống của bạn thường xuyên, tạo ra không gian thoáng mát, trong lành. Dọn sạch những lông động vật chó, mèo có trong nhà bạn.
- Nếu nhà bạn có điều kiện, hãy đầu tư ngay máy lọc không khí cho phòng ngủ của mình.
- Những người có sức đề kháng ở đường hô hấp kém không nên lại gần những vườn hoa, hay dọn dẹp những nhà kho đã để lâu nhiều bụi, lâu ngày không động tới.
- Vệ sinh mũi thường xuyên với nước muối sinh lý
Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng cần lời tư vấn từ các bác sỹ có chuyên môn trong nghề. Đối với bệnh viêm mũi dị ứng này, có nhiều hướng điều trị khác nhau. Do đó, bạn phải nhớ kỹ nên thăm hỏi ý kiến từ bác sỹ. Hầu hết là tự điều trị tại nhà với số lượng thuốc mà bác sỹ đưa ra.
Hiện tại, những nhóm thuốc tân dược điều trị viêm mũi dị ứng thường được khuyên dùng là:
Thuốc chống viêm: Giúp giảm tình trạng viêm mũi, ngạt mũi, các thuốc này thường chứ hoạt chất Corticosteroid, tuy nhiên khi sử dụng cần có chỉ định liều và theo dõi từ bác sĩ bởi thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nếu dùng thuốc không khoa học có thể làm suy tuyến thượng thận, tăng huyết áp, mỡ máu hoặc loãng xương,….
Thuốc chống dị ứng chứa thành phần hóa học là Leukotrience: Có hiệu quả giảm mẫn cảm đặc biệt. Đặc biệt phù hợp với những người dị ứng phấn hoa theo mùa.
Thuốc kháng dị ứng chứa thành phần hóa học Histamin. Sản phẩm thuốc này khá phổ biến hiện nay, đa phần đều được các bác sỹ kê đơn. Lưu ý khi dùng thuốc có thể gặp tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, mất tập trung.
Nhóm thuốc co mạch tác dụng lên các thụ thể alpha- adrenergic của hệ giao cảm, gây co mạch tại chỗ, giảm sưng nề, từ đó giảm sung huyết mũi, giảm ngạt mũi.
thongxoangtan.vn