fbpx

03 tác nhân không ngờ gây viêm mũi triền miên

Mũi là cửa ngõ hô hấp, đón dưỡng khí nuôi cơ thể. Vì vậy, mũi dễ bị tấn công gây nên bệnh viêm mũi. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc viêm mũi ngày càng gia tăng ở mức báo động.

Thay đổi thời tiết, vi khuẩn, virus hay không khí bị ô nhiễm, khói bụi, hóa chất là những nguyên nhân gây viêm mũi phổ biến thường được “điểm mặt”. Tuy nhiên, dưới đây là 3 tác nhân đôi khi bạn lơ là, không ngờ tới, chúng có thể quanh quẩn ngay cạnh bạn làm tái phát viêm mũi, viêm xoang bất cứ lúc nào.

Những tác nhân gây viêm mũi có thể bạn không ngờ tới là gì?

1. Bụi mạt nhà.

Mạt nhà là loài côn trùng thuộc họ nhện. Kích thước chúng rất nhỏ, chỉ khoảng 0.3mm, khó thấy bằng mắt thường. Nhưng thực tế xung quanh chúng ta, đặc biệt phòng ngủ, có thể có hàng triệu con mạt nhà bám trên các vật dụng như giường, ga, gối, chăn đệm, hoặc những bề mặt vải lông như thảm, thú nhồi bông. Chúng sống nhờ ăn mảnh vụn hữu cơ như vảy da, mảnh gàu, phát triển tốt nhất trong điều kiện 25-30𝇈C và độ ẩm 75-85%. Mạt nhà, cùng phân và các chất tiết của chúng trong không khí là những dị nguyên gây ra các phản ứng dị ứng cho mắt, mũi. Nhất là khi thời tiết ẩm cao hoặc gấp chăn màn sau khi ngủ dậy, khi quét dọn nhà.

Mạt bụi có trong chăn, gối, nệm…

Để giảm thiểu và tránh dị ứng với bụi mạt nhà, bạn cần giữ nhà thông thoáng, sạch sẽ, hút bụi, lau dọn nhà thường xuyên, giặt khô chăn, ga, gối,… một tuần 1 lần. Đừng quên vệ sinh sạch cả thú nhồi bông, đồ chơi của trẻ trong nhà.  Nếu có điều kiện có thể dùng thêm máy lọc không khí hoặc, máy hút ẩm nếu độ ẩm trong nhà quá cao.

2. Sự thay đổi ngột áp suất, nhiệt độ, độ ẩm lên niêm mạc mũi.

Thay đổi đột ngột áp suất, nhiệt độ, độ ẩm hay một mùi hương mạnh, khói thuốc lá, thức ăn cay là những tác nhân kích thích trực tiếp với hệ thần kinh phó giao cảm tại niêm mạc mũi, các mạch máu tại đây giãn nở, gây phù nề khởi phát đợt viêm mũi vận mạch. Viêm mũi vận mạch thường xuất hiện cùng sự thay đổi khí hậu, thời tiết, giao mùa, nên thường bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng có chu kỳ (thường gây ra bởi phấn hoa). Tuy nhiên, viêm mũi vận mạch có điểm khác là không có cơ chế bệnh sinh là phản ứng dị ứng, không gây ngứa mũi, ngứa mắt hay chảy nước mắt.

Để tránh được viêm mũi trong trường hợp này, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tránh ra vào đột ngột phòng có máy lạnh, điều hòa hay khi trong nhà và ngoài trời chênh lệch nhiệt độ lớn.
  • Đeo khẩu trang nếu làm việc trong môi trường khói bụi, hóa chất hoặc khi ra ngoài trời nếu thời tiết ẩm, lạnh hoặc hanh khô.
  • Tránh đồ ăn cay, xộc như ớt, mù tạt.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước hoa, mỹ phẩm chứa nhiều chất tạo mùi hương
  • Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá thụ động.

3. Do lạm dụng thuốc.

Một vài loại thuốc có tác dụng không mong muốn là gây ra tình trạng viêm mũi như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc tránh thai,… Tuy nhiên, đây không phải trường hợp hay gặp. Mà đáng để cảnh báo hơn, chính là viêm mũi do lạm dụng thuốc co mạch. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương: “Các thuốc co mạch với hoạt chất như naphazoline, Oxymetazoline có tác dụng co mạch máu, giảm phù nề, nhanh chóng giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên, khi lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều hay quá thời gian chỉ định (thường dưới 7 ngày) sẽ làm mất đi khả năng đàn hồi của mạch máu. Ngưng thuốc các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi quay trở lại, người bệnh lệ thuộc thuốc, về lâu dài sẽ giảm đáp ứng thuốc, nhờn thuốc, hơn nữa, cơ thể có thể gánh những tác dụng phụ khác mà thuốc gây ra như tăng huyết áp, căng thẳng thần kinh, mất ngủ,…”

Cũng theo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, thuốc xịt co mạch hay thuốc tân dược thường dùng trong giai đoạn bệnh cấp tính, nếu viêm mũi mạn tính, để dùng lâu dài không gây tác dụng phụ, các loại thuốc xịt mũi thông xoang từ thảo dược sẽ là lựa chọn đầu tay. Ngoài ra, một lời khuyên khác cho bạn, nếu đang rơi vào trường hợp phụ thuộc thuốc xịt mũi co mạch như nói trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được tư vấn điều chỉnh thuốc kịp thời, tránh hệ lụy nguy hiểm làm mất đi chức năng bảo vệ vốn có của mũi, xoang.

Thuốc thảo dược điều trị viêm mũi, viêm xoang.

Nhờ những nghiên cứu chuyên sâu về dược chất có trong các loại thảo dược cùng công nghệ bào chế ngày càng phát triển, các loại thuốc thảo dược ngày càng được ưa chuộng trên thế giới và Việt Nam.

Với công dụng điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang, các thảo dược Phòng phong, Tân di, Ngũ sắc, Tế tân được nhắc đến trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi hay cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” như những vị thuốc đầu bảng. Hiện nay có thể tìm thấy các loại thuốc viên uống hoặc thuốc xịt thông xoang từ các dược liệu này.

Để đạt được an toàn và hiệu quả điều trị viêm mũi, viêm xoang cao hơn, ngoài yếu tố nguồn gốc xuất xứ của thuốc đảm bảo, khi chọn dùng các loại thuốc thảo dược, bạn nên tìm sản phẩm đạt được 1 yêu cầu cao hơn. Đó là tiêu chuẩn của các thảo dược, dược liệu có vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu sạch theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới). Tiêu chuẩn này không chỉ đảm bảo nguyên liệu không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay chất bảo quản mà còn đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao, ổn định. Từ đó đảm bảo được chất lượng thuốc mà bạn lựa chọn.

Thongxoangtan.vn


1800 64 68 45