04 “YẾU ĐIỂM” CẦN GIỮ ẤM ĐỂ TRÁNH TÁI PHÁT VIÊM XOANG
Chị Hoàng Thúy Hằng, giáo viên tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, mỗi lần đi ra ngoài đường, nếu không đeo khẩu trang, hay không che kín 2 tai lại, khi về nhà lập tức những triệu chứng viêm xoang lại tái phát.
Trường hợp của chị Thúy Hằng, khí lạnh đã xâm nhập vào hệ hô hấp qua tai và mũi, cơ thể coi yếu tố này như một dị nguyên, với cơ địa nhạy cảm vốn có, các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi dễ dàng xuất hiện. Theo Đông Y, khí lạnh thuộc lục khí gồm “phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt”, đối với con người, lục khí là vô hại, nhưngkhi chúng biến hóa thất thường sẽ trở thành tà khí, gây bệnh.
Vậy những vị trí nào dễ bị tấn công bởi tà khí nhất, dễ bị nhiễm lạnh nhất?
Cùng tìm 04 yếu điểm cần giữ ấm tránh tái phát viêm xoang
- Bàn chân- Trái tim thứ 2 của cơ thể.
Theo Đông Y, qua quan sát biểu hiện của đôi bàn chân, có thể chẩn đoán tình hình sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy, bàn chân được xem như trái tim thứ 2 của cơ thể. Bàn chân tiếp xúc trực tiếp với đất – nơi tích tụ hàn khí nhiều, do đó, dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng sức khỏe toàn trạng. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý giữ ấm hai bàn chân, nhất là vào ban đêm hay mùa đông giá rét. Bạn có thể đi tất/ vớ, đắp kín chăn. Ngoài ra việc ngâm chân với nước muối gừng ấm trước khi đi ngủ, hoặc thoa tinh dầu tràm, khuynh diệp vào lòng bàn chân cũng là liệu pháp phòng nhiễm lạnh hiệu quả, hơn nữa còn mang lại nhiều lợi ích như giảm đau nhức xương khớp, tinh thần sảng khoái, dễ đi vào giấc ngủ.
- Mũi- Cửa ngõ hệ hô hấp
Nếu vi khuẩn, virus, bụi bẩn tấn công hệ hô hấp thì mũi chính là quân tiên phong chống lại những tác nhân đó. Với khí lạnh cũng không ngoại lệ. Khí lạnh làm niêm mạc mũi tăng tiết dịch nhày để giữ ấm. Tuy nhiên, khi tiếp xúc khí lạnh kéo dài, cơ chế tự bảo vệ vốn có quá sức, mũi nhiễm lạnh, dễ sung huyết, phù nề, sau đó có thể viêm cấp, sổ mũi, ngạt mũi rầm rộ.
Vậy có những biện pháp nào để tiếp sức cùng mũi chống lại khí lạnh?
- Hãy đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.
- Không để nhiệt độ điều hòa của phòng quá chênh lệch với ngoài trời và nhiệt độ của cơ thể, mức nhiệt khuyến cáo không ảnh hưởng đến sức khỏe là 27-280 Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tránh ngồi dưới hướng cửa gió điều hòa phả lại.
- Nếu không khí lạnh do thời tiết, đặc biệt vào mùa đông của các tỉnh miền bắc, bạn nên đóng kín các cửa để tránh gió lùa, trong ngày có thể mở của sổ để lưu thông không khí vào buổi trưa, chiều khi nền nhiệt đã tăng. Ngoài ra, có thể xông các loại tinh dầu như tràm, khuynh diệp, sả chanh, …không chỉ giúp làm ấm, tinh dầu còn có tác dụng làm sạch, sát khuẩn không khí rất tốt.
- Tai
Nếu để đi đến mũi, khí lạnh sẽ có những con đường nào, thì tai sẽ là một câu trả lời mà nhiều người ít ngờ tới. Tai- Mũi- Họng thông nhau, do vậy, hãy “cửa đóng then cài” cẩn thận với con đường này. Tai cần giữ ấm nhất là khi bạn ra ngoài, di chuyển bằng xe máy, lúc này, tốc độ gió và khí lạnh thốc vào tai lớn. Để bảo vệ đôi tai, bạn có thể lựa chọn chiếc mũ bảo hiểm hoặc một chiếc khẩu trang có thiết kế chùm kín tai. Tuy nhiên, tránh che chắn bằng vật dụng quá dầy hay chặt kí, khiến giảm sức nghe của tai, ảnh hưởng đến an toàn khi tham gia giao thông.
- Cổ-Gáy
Che chắn cổ và gáy cũng như đôi tai, bởi vị trí này dễ ảnh hưởng đến hầu, họng. Hầu, họng nhiễm lạnh dễ kéo theo viêm họng, viêm mũi.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, khí lạnh đối với cổ gáy không chỉ là không khí, gió trời mà ngay cả khi bạn uống nước lạnh, nước đá, hay ăn kem cũng mang nguy cơ nhiễm lạnh cho cổ họng.
Lời khuyên này là dành cho bạn, đặc biệt nếu bạn đang bị viêm xoang:
- Tránh uống nước đá, nước lạnh, đặc biệt các loại nước giải khát hay bia lạnh. Hạn chế ăn kem. Nên uống nước ấm hàng ngày, điều này không chỉ tốt cho hệ hô hấp mà còn giúp ích cho cả hệ tiêu hóa và giữ ấm cơ thể nói chung.
- Nếu trời lạnh, giảm nhiệt sau cơn mưa hay vào mùa đông, hãy mặc chiếc áo gió kéo khóa cao hoặc choàng một chiếc khăn kín cổ.
Giữ ấm là cần, nhưng chưa đủ để tránh tái phát viêm xoang
Nếu là người đang sống chung với viêm mũi xoang, chắc chắn bạn hiểu được, ngoài khí lạnh, còn rất nhiều nguyên nhân khiến viêm xoang tái phát. Có thể là một mùi hương hoa, hay do hít phải khói thuốc lá, khói bụi, lông chó mèo với người có cơ địa dị ứng. Với người viêm mũi xoang vận mạch, lại có thể ngạt mũi, sổ mũi do thay đổi áp suất đột ngột như khi đi thang máy, lên máy bay. Có người mất ngủ một đêm, sáng hôm sau bệnh cũng tái phát.
Bởi đây là căn bệnh phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sống, sinh hoạt và môi trường nên rất cần một phương pháp điều trị toàn diện cùng sự kiên trì, tuân thủ của người bệnh. Cùng xem bạn đã thực hiện đẩy đủ được lối sống khoa học này chưa, hay còn thiếu điều gì.
- Dùng thuốc điều trị: Thuốc tây (kháng sinh, chống viêm, kháng histamin) có thể được sử dụng trong trường hợp viêm cấp tính với biểu hiện nặng, rầm rộ theo chỉ định của bác sỹ sau khi thăm khám. Bạn không nên tự ý mua thuốc sử dụng bởi dùng sai thuốc hay chưa đủ liều tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc và tác dụng không mong muốn trên các cơ quan của cơ thể như tăng men gan, suy giảm chức năng thận, đau dạ dày,…
Với trường hợp viêm xoang mạn tính, tái phát nhiều lần, bạn nên dùng thuốc thảo dược để tránh những nguy hại kể trên. Ngoài ra, nhờ tác động tận gốc, tăng cường sức đề kháng, tái tạo niêm mạc mũi xoang và chức năng vốn có, thuốc thảo dược sẽ cho tác dụng điều trị bền vững. Để lựa chọn đúng thuốc, an toàn và hiệu quả, cần lựa chọn thuốc rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, uy tín, được chuyên gia, bác sỹ tin dùng.
- Chế độ ăn uống: Tránh đồ ăn, thức uống quá lạnh, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, một số loại nước tăng lực, trà xanh. Uống đủ nước và uống nước ấm mỗi ngày. Nếu cơ địa có dị ứng với thực phẩm nào, cần tránh tuyệt đối loại thực phẩm đó dù chỉ là biểu hiện nhỏ. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Chế độ tập luyện: Rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng. Bạn có thể lựa chọn những môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, Yoga, Gym,, dưỡng sinh tùy theo sức khỏe thể chất và độ tuổi của mình. Theo nghiên cứu của Đại học Y tế thể thao mỹ, đi bộ trung bình 2.5h mỗi tuần, tương đương hơn 20 phút mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho tim mạch, hệ miễn dịch.
Một vài lưu ý khi tập thể dục bạn cần nhớ, đó là cung cấp đủ nước và khoáng khi tập luyện đặc biệt nếu ra mồ hôi nhiều, nếu tập ngoài trời trong thời tiết lạnh cần mặc ấm, hoặc tập khung giờ chiều để tránh khí lạnh.
Thongxoangtan.vn