fbpx

10 điều kiêng kị khi trị viêm xoang

Chữa viêm xoang cần có thời gian và đúng phương pháp. Việc điều trị viêm xoang có thể trở nên vô nghĩa nếu như người bệnh không “kiêng kị” những điều sau:

1. Tự ý mua thuốc về điều trị bệnh.

Khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên như: nghẹt mũi, đau đầu, sổ mũi, ngứa họng, ho, đa số người bệnh thường tự chẩn đoán bệnh cảm cúm thông thường và tự ý mua thuốc về uống, đặc biệt lựa chọn đầu tiên của người bệnh thường là thuốc tây.

Theo PGS. TS Phạm Thị Bích Đào – Bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Ở giai đoạn đầu viêm mũi xoang do virus hoặc dị ứng thì không cần thiết sử dụng kháng sinh. Bởi kháng sinh chỉ đóng vai trò điều trị viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn…người trẻ tuổi thường có thói quen sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng histamin, chống viêm, co mạch để giảm ngay triệu chứng. Tuy nhiên, nóng vội việc lạm dụng các loại thuốc nói trên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, gây nhờn thuốc trong quá trình điều trị. Không chỉ vậy, nhiều trường hợp viêm xoang lạm dụng thuốc còn gây khó khăn cho những lần điều trị bệnh sau này.

10 dieu kieng ki khi dieu tri viem xoang

2. “Nghiện” thuốc xịt mũi co mạch hại viêm xoang.

Một trong những triệu chứng của viêm mũi xoang là ngạt mũi. Việc sử dụng thuốc xịt mũi co mạch tại chỗ sẽ giúp mũi thông thoáng. Chính vì hiệu quả tức thời và khả năng làm giảm đáng kể triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra, nên nhiều người có thói quen lạm dụng các loại thuốc xịt này, với hoạt chất thường thấy như Naphazolin, Xylometazolin.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung Ương cho biết: “Nghiện” thuốc nhỏ mũi quá đà, sử dụng quá liều dẫn đến co niêm mạc mũi, niêm mạc nhợt nhạt, không hồng hào, mạch máu co lại, mất khả năng đàn hồi. Từ đó, làm mũi không còn chức năng sinh lý làm ấm, làm ẩm và làm sạch, không đáp ứng thuốc nữa, hưởng đến quá trình điều trị về sau.

3. Đồ ăn – thức uống lạnh.

Sử dụng thức ăn, đồ uống lạnh như: nước lạnh, bia đá, kem, chè… là sở thích của rất nhiều người, thế nhưng bệnh nhân viêm xoang nên tập loại bỏ thói quen này. PGS. TS Phùng Hòa Bình – Nguyên Trưởng bộ môn Dược học Cổ truyền, Trường ĐH Dược Hà Nội nhấn mạnh: Đồ lạnh khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, gây kích thích vùng vòm họng, tiếp đến là mũi xoang, khiến  niêm mạc sẽ xung huyết, phù nề, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Với sự tổn thương này của niêm mạc mũi xoang, hầu họng, virus, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển, nguy cơ biến chứng do viêm xoang cao hơn.

4. Rửa mũi quá nhiều và không đúng cách.

Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển có tác dụng làm sạch, thông thoáng mũi, giảm phù nề, xung huyết, giảm ngạt mũi. Tuy nhiên, rửa mũi quá nhiều đặc biệt là thực hiện không đúng cách khiến cho viêm mũi xoang không những không đỡ mà còn gây biến chứng nặng trong quá trình chữa trị.

5. Thói quen không mang khẩu trang khi ra ngoài.

Không mang khẩu trang khi ra ngoài là thói quen không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến mũi xoang. Khói, bụi mịn, khí thải do ô nhiễm môi trường,…vào mũi, dễ tích tụ gây viêm nhiễm vùng mũi và các hốc xoang. Đeo khẩu trang khi ra ngoài không chỉ bảo vệ mũi xoang, mà còn né tránh được các bệnh về đường hô hấp khi mà dịch covid-19 đang hoành hành như hiện nay.

6. Tự ý ngừng dùng thuốc khi cảm thấy bệnh có tiến triển tốt.

Trong lộ trình chữa trị viêm xoang, người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý ngưng dùng thuốc khi cảm thấy bệnh đã đỡ và có chút tiến triển. Hai nguyên tắc ”bất di bất dịch” để điều trị dứt điểm viêm xoang là uống thuốc đúng liều và đúng lộ trình. Vì thế, người bệnh xoang không nên tự ý ngưng dùng thuốc ngay khi thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

7. Ngồi điều hòa thường xuyên và thật lạnh.

Luồng không khí thoát ra từ điều hòa có độ ẩm thấp. Ngồi điều hòa lâu và ở nhiệt độ thấp, thiếu độ ẩm làm mũi xoang trở nên khô, màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm tự nhiên, do đó người bệnh luôn có cảm giác khô rát, khó chịu, thậm chí nhiều người còn bị kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu mũi.

Theo các bác sĩ, mũi khô gây ra các tình trạng: Đau mũi hoặc có áp lực trên mũi, chảy máu mũi. Xoang mũi quá khô, các mô sẽ viêm và kích thích.

Bên cạnh đó, tình trạng kích thích trong xoang cũng có thể dẫn đến tăng áp lực trong xoang, gây đau đầu, đau nhức ở má. Do đó, trong quá trình chữa trị, người bệnh cần lưu ý.

8. Ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Với người bị viêm xoang, thực phẩm cay nóng và thực phẩm nhiều dầu mỡ là hai “thủ phạm” ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị viêm xoang bởi chúng kích thích gây viêm nặng hơn, làm tăng tiết dịch nhầy bít tắc ống xoang. Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh viêm xoang, người bệnh nên hạn chế ăn.

9. Sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất kích thích.

Những thực phẩm chứa chất kích thích như: Bia, rượu, cà phê,…thậm chí là hút thuốc lá. Do chứa chất kích thích gây ức chế thần kinh, khiến tình trạng sưng viêm đang diễn ra ở người viêm xoang ngày càng trầm trọng hơn.

Đặc biệt, những đồ uống này dễ gây mất nước, dịch mủ trong xoang càng đặc lại và gây bít tắc xoang mũi. Nếu không xử lý được dịch mủ tích tụ nhiều trong xoang này, triệu chứng và biến chứng bệnh sẽ càng nặng nề.

Đồng thời, đồ uống có gas, cồn dễ gây trào ngược acid dạ dày, tình trạng này cũng không tốt với người mắc bệnh tai – mũi – họng.

10 dieu nen tranh khi dieu tri viem xoang

10. Một số món ăn dễ gây dị ứng.

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng, như: tôm, cua, nghêu, sò, thịt bò,…không thực sự tốt cho bệnh nhân viêm xoang. Theo các bác sĩ, đồ ăn này  sẽ làm khởi phát tình trạng viêm nhiễm và tăng tiết dịch nhầy gây ứ đọng ở mũi. Từ đó, các triệu chứng viêm xoang trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất, bạn cần nói “không” với các món ăn này trong thời gian điều trị bệnh. 

Lời khuyên trong điều trị viêm xoang

Trước tiên để bệnh viêm xoang nhanh chóng cải thiện trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiêng kị những điều vừa nói ở trên.

Bên cạnh đó, Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào – Bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Khi có dấu hiệu viêm mũi xoang tái phát: chảy nước mũi, nước mũi chảy xuống họng, nghẹt mũi, đau nhức xoang…người bệnh cần thăm khám để  tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tránh để bệnh kéo dài khiến tình trạng nặng hơn và biến chứng nguy hiểm. Khi được chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh, người bệnh được dùng thuốc phù hợp. Sử dụng đúng thuốc là yếu tố tiên quyết trong quá trình điều trị viêm xoang.

Nói về vấn đề lựa chọn thuốc trong điều trị viêm xoang, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung Ương khuyên rằng: Ở giai đoạn viêm xoang cấp tính người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc tân dược. Còn đối với người bệnh viêm xoang mãn tính, thường xuyên tái phát đợt viêm xoang cấp tính thì nên sử dụng thuốc thảo dược để điều trị, cái hay của thuốc thảo dược là có thể dùng lâu dài, ngăn ngừa tái phát, sản phẩm từ thảo dược nên tính an toàn cao không gây tác dụng phụ. 

Theo đó, các chuyên gia tai mũi họng khuyên rằng, người bệnh không nên lạm dụng, tự ý mua thuốc kháng sinh về uống, điều trị khi chưa được bác sĩ kê đơn. Thay vào đó, ưu tiên thuốc thảo dược và thuốc xịt Thông Xoang với cơ chế tác dụng “Bài nùng, sinh cơ” – đào thải dịch nhầy, tái tạo niêm mạc mũi xoang. Hiệu quả nhất phải kể đến thuốc thảo dược Thông Xoang kế thừa bài thuốc gia truyền, trên nền bài cổ phương Tân Di Tán,  có công thức từ các dược liệu như: Tân Di, Bạch Chỉ, Cảo Bản, Phòng Phong…

Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành”, điều trị bệnh viêm xoang cũng vậy. Nếu người bệnh thực hiện các thói quen tốt, dùng đúng thuốc, đủ liều và đúng lộ trình bệnh sẽ sớm thuyên giảm, mũi xoang được thông thoáng và dễ dàng hít thở. 

thong xoang tan

1800 64 68 45