Bệnh viêm mũi chữa sao cho hiệu quả?
Bệnh viêm mũi không chừa ai, mọi lứa tuổi từ nhỏ đến lớn đều có thể mắc. Hiện nay có nhiều phương pháp bệnh viêm mũi hiệu quả, tránh gây phiền toái trong cuộc sống, rối loạn giấc ngủ, viêm xoang…
Cấu tạo và chức năng của mũi
Mũi là cửa ngõ của đường thở, dẫn lưu không khí đi vào phổi. Ngoài chức năng thẩm mĩ, mũi đóng vai trò ngửi, thở, sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch làn không khí đi từ bên ngoài vào cơ thể trước khi vào phổi. Còn lớp niêm mạc nằm ở tầng trên hốc mũi có các tế bào thần kinh cảm giác và khứu giác để ngửi.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 – 20.000 lít không khí được hít vào phổi, chứa hàng tỉ vi khuẩn, siêu vi, chất độc, chất gây ô nhiễm, dị ứng, kích thích lớp niêm mạc hô hấp. Các chất này được lọc sạch, được bất hoạt hoặc trung hòa và tiêu hủy tại lớp niêm mạc mũi.
Bệnh viêm mũi là gì?
Trong cuốn Tai – Mũi – Họng do Nhan Trừng Sơn chủ biên có viết: Viêm mũi là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót bên trong hốc mũi.
Bệnh viêm mũi do nhiều nguyên nhân gây nên và được phân loại theo các cấp độ từ nhẹ đến nặng dựa trên triệu chứng:
– Viêm mũi thông thường
– Viêm mũi dị ứng
– Viêm mũi cấp tính
– Viêm mũi mạn tính:
+ Viêm mũi teo
+ Viêm mũi vận mạch
+ Viêm mũi nhiễm trùng mạn tính.
+ Viêm mũi không dị ứng do eosinophil
+ Viêm mũi do thai kỳ.
+ Viêm mũi do dùng thuốc.
+ Polyp mũi.
Khi mũi bị viêm lớp lót viêm mạc gây ra các triệu chứng chung của viêm mũi là ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi. Do các dấu hiệu trên giống nhau nên dễ nhầm lẫn giữa các loại viêm mũi và các bệnh đường hô hấp khác như: viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang…
Phân biệt các loại bệnh viêm mũi
Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thường
Viêm mũi dị ứng |
Viêm mũi bình thường |
|
Tiền sử |
Người có tiền sử liên quan đến dị ứng |
Người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng nhiễm khuẩn và lây nhiễm qua đường hô hấp. |
Nguyên nhân |
Cơ thể phản ứng với các dị nguyên, làm giải phóng histamin quá mức: – Phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, hóa chất… – Cơ địa dị ứng |
Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Virus, vi khuẩn… Viêm mũi không do vi khuẩn: Thường gặp nhất là viêm mũi vận mạch, chủ yếu do mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. |
Triệu chứng |
Ngứa mũi, hắt hơi thường nhanh, đột ngột và liên tục, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi 2 bên và có thể viêm kết mạc dị ứng. |
Nghẹt mũi nhiều, nước mũi có dạng dịch nhầy đặc hoặ mủ, mệt mỏi, rã rời toàn thân, có thể sốt và sợ lạnh. |
Viêm mũi cấp tính:
- Viêm mũi cấp tính là bệnh ở mọi lứa tuổi, hay gặp khi thời tiết thay đổi, mùa lạnh.
- Nguyên nhân: Do virus, thường gặp nhiều loại, chủ yếu là Adeno virus có ở họng:
- Do nhiễm khuẩn: Viêm họng, viêm amidan.
- Do các chất kích thích hay chất dễ gây dị ứng
- Do thời tiết thay đổi: lạnh, ẩm, kéo dài…
- Các yếu tố: Lạnh đột ngột, sức đề kháng kém.
– Triệu chứng:
+ Giai đoạn đầu bệnh nhân cảm giác người mệt mỏi, ớn lạnh xương sống, nổi gai ốc…
+ Nóng rát trong mũi khi thở ra, nhức đầu, mệt mỏi, kém ăn.
+ Ngạt tắc mũi nhiều về đêm, thở bằng miệng, ngửi kém hoặc mất khứu giác, nói giọng mũi kín…
+ Chảy nước mũi: Nước mũi trong, sau nhầy, có thể thành mũ, khi xì có lẫn tia máu.
+ Khám niêm mạc mũi đỏ rực, sưng nề, xung huyết dữ dội, dịch mũi có màu đục, đặc dần, đôi khi nhợt nhạt và khô hơn bình thường…
- Triệu chứng toàn thân giảm dần, ngửi khá hơn, bệnh khỏi sau 5-7 ngày.
- Trường hợp viêm mũi cấp tính do virus cúm có thể gây biến chứng ở đường hô hấp với các biểu hiện như: Ho, khó thở… hay đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa… . Thậm chí, bệnh còn biến chứng: Viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm thận, viêm cơ (đau chân tay…).
- Điều trị: Đối với viêm mũi cấp tính do virus, chỉ dùng kháng sinh khi toàn thân có bội nhiễm. Người bệnh cần nghỉ ngơi, giữ ấm, đảm bảo mũi thông thoáng bằng thuốc xịt mũi thảo dược và rửa mũi.
Ngoài ra, viêm mũi cấp trong các bệnh nhiễm khuẩn như: cúm, sởi, bạch hầu… Trường hợp này cần theo dõi, điều trị, tránh viêm loét mũi, viêm xoang.
Viêm mũi mạn tính
Viêm mũi mạn tính thường do cơ địa và không thể trị khỏi hoàn toàn. Do đó, hướng điều trị là giảm các triệu chứng khó chịu và số lần bị lại.
Triệu chứng: Nghẹt mũi 1 bên, sau đó liên tục dữ dội 2 bên, dịch ít, nhầy dai dính, không màu, ít khi có mủ, có xu hướng phát triển phía mũi xuống họng, gây viêm họng thứ phát. Người bệnh hay phải đằng hắng, nói giọng mũi kín, chảy nước mắt, có thể viêm túi lệ, nhức đầu mất ngủ.
Bệnh viêm mũi mạn tính có 3 giai đoạn:
– Xung huyết đơn thuần: Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, khám niêm mạc mũi thấy cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím bầm…
– Xuất tiết: Chảy mũi, nhầy hoặc mủ, kéo dài cả tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác, niêm mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng, khó thở, ứ đọng nhiều dịch nhầy…
– Quá phát: Thường gặp ở những người trưởng thành, do nguyên nhân chủ yếu là dị tật vách ngăn mũi hoặc người bệnh có cơ địa dị ứng, giảm sức đề kháng, thường xuyên phải tiếp xúc với các chất bụi bẩn, hóa chất… Triệu chứng là cảm giác ngạt tắc mũi, đôi lúc xuất tiết.
Điều trị bệnh viêm mũi từ thuốc thảo dược
Viêm mũi cấp tính:
Uống thuốc ngay khi có triệu chứng khởi phát, liều 6-8 viên/ ngày, đợt dùng ít nhất trong 2 tuần.
- Sử dụng thuốc thảo dược cùng kháng sinh, kháng viêm (có biểu hiện đau nhức dữ dội, dịch nhày nhiều đục, sốt) từ 5-7 ngày.
+ Dùng thêm 7-10 ngày để điều trị hiệu quả cả triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh và hạn chế tái phát.
Viêm mũi mạn tính:
Liệu trình sử dụng thuốc tùy mức độ viêm nhiễm của mũi.
+ Kiên trì sử dụng thuốc từ 2- 3 tháng đối viêm đa xoang, viêm xoang mạn tính mủ đặc.
+ Kết hợp sử dụng thêm thuốc xịt mũi thảo dược thông xoang nếu có biểu hiện nghẹt, chảy dịch mũi.
Sử dụng sau các đợt điều trị cấp hoặc mạn tính: Thời gian sử dụng tối thiểu từ 2-3 tháng và trước 01 tháng khi thời tiết chuyển mùa.
Cách phòng bệnh viêm mũi tại nhà
– Cải thiện môi trường, kiểm soát tình trạng sung huyết mũi và vận động thể lực có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt.
– Tránh tiếp xúc với khói bụi, tránh nơi mùi quá nồng nặc, hạn chế thuốc lá, vận động thể lực.
– Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm có tác dụng kích thích hoạt động hệ thống lông chuyển, làm loãng bớt dịch tiết, sạch vẩy mũi, kích thích niêm mạc hồi phục và cải thiện khứu giác.
– Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như: bạc hà, khuynh diệp.
– Vệ sinh mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý Nacl 0.9%
– Nghỉ ngơi, giữ ấm, nâng cao thể trạng cơ thể bằng dinh dưỡng và các bài tập.