fbpx

Viêm xoang tái phát vào mùa dịch. Phải làm sao?

Viêm xoang tái phát trong mùa dịch khiến cho người bệnh vô cùng hoang mang. Nhiều người còn lo lắng mình đã lây nhiễm dịch covid-19 do có triệu chứng tương đối giống nhau. Vậy, phải làm sao để nhận biết viêm xoang tái phát và có những phương pháp xử trí đúng trong mùa dịch ?

viem xoang tai phat vao mua dich phai lam sao
Viêm xoang tái phát vào mùa dịch phải làm sao?

1. Biểu hiện viêm xoang tái phát, dễ nhận biết.

Dưới điều kiện thời tiết bất lợi, ô nhiễm môi trường hay do chính thói quen xấu của người bệnh, viêm xoang tái phát là điều khó có thể tránh khỏi. Biểu hiện viêm xoang phổ biến, dễ phát hiện nhất là: Nhức đầu, chảy nước mũi, nước mũi chảy xuống họng, nghẹt mũi… 

Trong bối cảnh dịch bệnh khó lường với số ca nhiễm tăng nhanh, đặc biệt ở 27 tỉnh thành phía nam, việc xuất hiện triệu chứng viêm xoang khiến người bệnh vô cùng lo lắng, hoang mang, phân vân với dấu hiệu nhiễm dịch bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ những dấu hiệu điển hình tái phát viêm xoang để có hướng xử trí đúng đắn:

– Nhức đầu, nặng đầu

Đau đầu là triệu chứng điển hình của viêm xoang tái phát. Chuyên gia lý giải nguyên nhân viêm xoang gây đau nhức đầu như sau:

Thông thường, các xoang rỗng, chứa khí, giúp làm nhẹ khối xương sọ, khi xoang bị viêm, dịch nhầy lấp đầy các hốc xoang, không thoát ra ngoài được và làm tăng áp lực tại xoang, gây đau.

Thứ 2, đầu mút dây thần kinh nhận cảm tại bề mặt xoang khi viêm sẽ bị kích thích, từ đó tăng nhận cảm và dẫn truyền cảm giác đau.

Tùy vị trí xoang bị viêm mà người bệnh có các triệu chứng: đau hốc mắt, nặng đầu, đau thái dương, vùng trán, cung lông mày, đau nửa đầu,… 

– Sổ mũi hoặc chảy dịch mũi sau

Viêm mũi xoang thường khó dứt và dễ tái phát vào những ngày thời tiết giao mùa, chất lượng không khí hanh khô…. Người bệnh viêm xoang xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi kéo dài có thể trong suốt, trắng đục hoặc có màu xanh, vàng, có mùi hôi nếu nhiễm khuẩn.

Sổ mũi, chảy nước mũi là triệu chứng viêm xoang được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, hiện tượng chảy dịch mũi sau cũng rất phổ biến nhưng ít ai nghĩ đó lại là dấu hiệu của viêm xoang. Lúc này, dịch sẽ chảy từ hốc xoang theo cửa mũi sau xuống thành họng. Khi gặp tình trạng này, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu ở cổ họng, muốn khạc nhổ liên tục, viêm xoang mạn tính lại kéo theo viêm họng mạn tính

– Nghẹt mũi.

Viêm xoang tái phát gây bị nghẹt một hoặc hai bên mũi, nhất là vào ban đêm. Nghẹt mũi gây khó thở, ảnh hưởng giấc ngủ, cơ thể lại mệt mỏi vì thiếu ngủ vào ngày hôm sau. Nhiều người phải thở bằng miệng để có oxy cho cơ thể, những cách này lại có nhược điểm làm họng khô, đau rát.

Trên đây là những triệu chứng điển hình nhất của viêm mũi xoang, bạn cần nắm được các dấu hiệu này, lắng nghe cơ thể để phát hiện đúng, điều trị kịp thời ngay khi thấy dấu hiệu viêm xoang tái phát.

Biểu hiện bệnh do Sars-CoV-2 thể nhẹ cũng khá giống biểu hiện viêm mũi xoang gây ra. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch (CDC) người nhiễm Sars-CoV-2 triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt, ho khan, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn là khó thở, mất khả năng cử động, nói hoặc đau tức ngực, bên cạnh đó triệu chứng ít gặp có thể kể đến là mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy,…Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2-14 ngày từ thời điểm tiếp xúc với nguồn bệnh. (Thời gian ủ bệnh khi xuất hiện các biến chủng mới của virus đang được các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá thêm).

Giữa lúc tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, nếu đang sinh sống hoặc từng có lịch sử dịch tễ đến những vùng có nguy cơ cao, người bị viêm mũi xoang cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y Tế ngay khi có các triệu chứng sốt, ho, đau họng, thay đổi vị giác, khứu giác và khó thở:

  • Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét;
  • Gọi điện cho đường dây nóng của trạm y tế phường/ xã, trung tâm y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn.
  • Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.
  • Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…
  • Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không tụ tập, không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.

2. Phương pháp xử trí viêm xoang tái phát trong mùa dịch.

Sống trong mùa dịch, ngay khi phát hiện các dấu hiệu viêm xoang tái phát: chảy nước mũi, dịch nhầy chảy xuống họng, nghẹt mũi, đau nhức xoang… người bệnh cần xử trí ngay. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương cho biết: Đôi khi, chủ quan, lơ là với các dấu hiệu chớm tái phát viêm xoang, nhiều người lại cho rằng đó chỉ là “bệnh vặt”, “bệnh thời tiết” sẽ tự khỏi. Ban đầu, từ những triệu chứng nhẹ, bệnh không được điều trị ngày một nặng lên, viêm vào các xoang sâu hơn. Thậm chí, không chỉ viêm tại niêm mạc mà còn ảnh hưởng cả xương bao bọc các xoang. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của bệnh nhân, làm giảm hiệu quả – kéo dài thời gian điều trị. 

Hướng dẫn người bệnh lựa chọn thuốc đúng, theo phác đồ hiệu quả, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết thêm, thuốc tân dược sẽ được chỉ định trong trường hợp viêm xoang cấp tính, còn khi viêm xoang mạn tính hoặc mới chớm tái phát, thuốc thảo dược là một lựa chọn bền vững, tránh được tác dụng phụ cho bệnh nhân mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị. Với bệnh mãn tính, dễ dàng tái phát như viêm mũi xoang, lại luôn cần kiên trì điều trị, dùng thuốc đúng và đủ liệu trình.

Hiểu được điều này, đã có nhiều bệnh nhân có xu hướng tìm đến thuốc thảo dược thông xoang và coi đó là bí quyết không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình để điều trị viêm xoang hiệu quả, ngay khi tái phát. Kế thừa bài thuốc Tân di tán, thuốc Thông xoang tán chứa các thành phần Tân Di, Cảo Bản, Phòng Phong, Tế Tân,… là những vị thuốc đặc trị viêm mũi xoang hiệu quả. Các dược liệu này còn được GS.TS Đỗ Tất Lợi viết trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” là những vị thuốc có công hiệu tốt điều trị viêm mũi xoang giúp chống viêm, giảm đau nhức, đào thải dịch viêm, tái tạo niêm mạc.

Ngoài ra, khi điều trị viêm xoang bằng thảo dược, sử dụng liệu pháp kết hợp “trong uống – ngoài xịt” với bộ đôi thuốc thảo dược Thông Xoang giúp hiệp đồng, tăng tác dụng thông mũi, thông xoang, giảm nhanh triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang: Đau nhức, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Có sẵn thuốc thảo dược thông xoang bên mình, dùng khi xuất hiện triệu chứng không chỉ mang lại hiệu quả cao khi điều trị mà còn giảm bớt áp lực tâm lý, sự hoang mang của bạn khi tái phát viêm xoang trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng này.

3. Phòng và Chăm sóc mũi xoang mùa dịch khoa học, đúng cách.

Sự biến đổi thất thường của thời tiết ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho nhiều vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp, viêm mũi xoang phát triển. Chưa kể, Sar-CoV-2 vẫn luôn rình rập với tốc độ lây lan nhanh, diễn biến và mức độ nguy hiểm khó lường… Do đó, nếu có tiền sử mắc viêm mũi xoang hoặc các bệnh về đường hô hấp bạn cần lưu ý và thực hiện các phương pháp sau để phòng tránh bệnh:

Vệ sinh Tai – Mũi – Họng thường xuyên: Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, các chất tiết cùng bụi bẩn tích tụ sẽ tạo môi trường trú ẩn lý tưởng cho các vi khuẩn, virus sinh sôi. Vì vậy, việc vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt, súc họng bằng nước muối sinh lý, hàng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, rửa mũi, lấy ráy tai đúng cách cần được chú trọng. Trong thời kỳ dịch bệnh, nếu người viêm mũi xoang bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi,…cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh ổ viêm lan rộng làm tái phát viêm xoang hoặc bệnh mũi xoang ngày một nặng hơn.

Với việc làm sạch mũi, PGS. TS Phạm Thị Bích Đào – Giảng viên cao cấp Bộ môn Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Lạm dụng hoặc rửa mũi sai cách dễ làm tổn thương niêm mạc mũi và gây ra tình trạng viêm trầm trọng hơn. Thường gặp nhất là rửa mũi với nước muối chưa được làm ấm, có nhiệt độ chênh lệch với nhiệt độ cơ thể, hay dùng lực xịt mạnh, xì mũi mạnh làm dịch rửa kèm theo bụi bẩn, mầm bệnh đẩy sâu vào hốc xoang. Ngoài ra, niêm mạc mũi xoang cũng được phủ 1 lớp thảm nhầy chứa tế bào miễn dịch, giúp bắt giữ vi khuẩn, bụi bẩn. Từ đó, với cơ chế làm sạch của mũi xoang, gỉ mũi được tạo thành, đẩy ra ngoài hốc mũi hoặc rửa trôi xuống họng. Rửa mũi nhiều làm mất lớp bảo vệ tự nhiên này cũng là nguyên nhân khiến mũi xoang dễ đổ bệnh hơn. 

– Tăng đề kháng cho mũi xoang khỏe: Niêm mạc mũi xoang nằm trong hệ thống chung của cơ thể, chính vì thế việc cải thiện, tăng sức đề kháng cơ thể là một trong những biện pháp giúp mũi xoang khỏe mạnh hơn. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp sau để mũi xoang khỏe từ trong ra ngoài.

Bổ sung dinh dưỡng: Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất (bắp cải, súp lơ, quả mọng…).Tránh ăn thực phẩm gây kích thích niêm mạc: đồ cay, nóng; các loại thịt đỏ chứa độ đạm quá cao (hải sản, nội tạng); ăn chín, uống sôi.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động, chuyển hóa trơn tru.Với hệ hô hấp, cơ thể đủ nước còn hỗ trợ quá trình làm loãng chất tiết nhầy, giúp dịch nhầy mũi lỏng hơn, dễ thoát ra ngoài tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

Theo các tài liệu khoa học những thói quen xấu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Nếu bạn muốn sớm kiểm soát được viêm xoang thì hãy xây dựng lối sống khoa học:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Không uống bia rượu, cà phê,… đồ uống kích thích
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến môi trường khói bụi, ô nhiễm. Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân kích ứng khác
  • Tập luyện, thể dục thể thao đều đặn với những bộ môn phù hợp dễ thực hiện như chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, đạp xe, yoga,…

thongxoangtan.vn


1800 64 68 45